Thuyết minh về Hồ Gươm

Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 1) Dàn bài 1, Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ khái quát về Hồ Gươm. 2, Thân bài : -...




Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 1)

Dàn bài

1, Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ khái quát về Hồ Gươm.

2, Thân bài :
- Nguồn gốc xuất xứ.
- Diện tích, hình dáng, vị trí.
- Tên gọi.
- Đặc điểm, cấu tạo.
- Ý nghĩa của hồ đối với người dân.
- Cảm hứng sáng tác của các nghệ sĩ về hồ

3, Kết bài : cảm nghĩ, tình cảm của em đối với hồ.

Bài làm

Nhắc đến thủ đô Hà Nội là ta nghĩ ngay đến những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Chùa Một Cột,... Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nằm ngay giữa trung tâm của thành phố. Bất cứ người khách nào từ xa đến Hà Nội du lịch cũng muốn thăm cảnh hồ. Ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội - một lẵng hoa tươi đẹp giữa lòng thủ đô. Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật mà còn gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, găn liền với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Từ xưa cho đến tận bây giờ, Hồ Gươm vẫn ở đó, đẹp rạng ngời nét đẹp của quê hương.

Cách đây khoảng 6 thế kỉ, dựa theo bản đồn thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh khinh thành khi ấy là nước. Hồ Gươm là một phần lưu của sông Hồng chảy qua vị trí các phố ngày nay như Hàng đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối. Từ đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Gươm ngày nay.

Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội, có diện tích khoảng 12 héc-ta với hình dáng như một chiếc gươm bầu dục khổng lồ. Hồ có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Nam, Hàng Đào,... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch là: Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài,..

Trước kia, hồ còn có các tên gọi là: Hồ Lục Thủy (vì nước trong hồ bốn mùa đều xanh ngắt), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng (trong thời Lê Mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỉ XV, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa Thần, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu mười năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng, khi ấy giặc Minh đô hộ nước ta, chúng gây ra nhiều bạo ngược, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa) nhưng ban đầu yếu thế nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho ông mượn gươm thần để giết giặc. Ông cùng người ở trại Mục Sơ là Lên Thận làm bạn keo sơn, Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hóa ra là lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in nên mới biết đó là gươm thần. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Gươm báu này đã theo Lê Lợi suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ, bỗng một con rùa xuất hiện, Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa, rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Từ đó, hồ mới có tên gọi là hồ Hoàn Kiếm hay gọi nôm na là hồ Gươm. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

Hồ Gươm gắn liền với nhiều công trình kiến trúc, di tích nổi tiếng như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút,...

Tháp Rùa nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 trên gò rùa và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tháp xây trên khuôn đất hình chữ nhật. Tầng một có chiều dài 6,28 mét, chiều rộng 4,54 mét. Hướng Đông và Tây mỗi mặt có ba cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thon nhọn. Tầng hai có chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc như tầng một. Tầng ba có chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ có một cửa hình tròn ở phía Đông, đường kính 0,68 mét. Phía trên cửa có ba chữ Quy Sơn Tháp ( Tháp Núi Rùa ). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét.

Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc của hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ ( Tai Voi ). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần đảo được đổi tên thành Ngọc Sơn

Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là : nơi đậu ánh mặt trời buổi sáng sớm.

Tháp Bút ở trên bờ hướng Đông Bắc của hồ được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Tháp như một cây bút với đỉnh là ngòi bút đối lên trời, phần tháp có khắc ba chữ : Tả Thanh Thiên ( viết lên trời xanh ), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Tháp Bút Chí.

Đài Nghiên ở trên bờ hướng Đông Bắc của hồ được xây dựng từ năm 1865. Đây là phần không thể thiếu của Tháp Bút. Ba chân nghiên là hình tượng ba con cóc.

Rùa Hồ Gươm là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hóa linh thiêng từ ngàn năm nay. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ. Ngày 19 tháng 1 năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết.

Đến với Hồ Gươm, chúng ta không chỉ được ngập chìm trong những di tích lịch sử cha ông mà chúng ta còn được chứng kiến những cảnh đẹp quanh hồ. dải đất viền xung quanh hồ có nhiều cây cho bóng mát, cây cảnh, bồn hoa và được coi như một công viên bao bọc mặt hồ. Cảnh mặt hồ lăn tăn gợn sóng, những cây phượng vĩ nở đỏ rực hay những cành liễu xanh thướt tha soi bóng hoặc những loài hoa đa dạng, độc đáo được trồng và ghép thành hình chữ mang lại cho con người ta sự thanh thản, yên bình, thư giãn giũa nơi phố phường sầm uất, náo nhiệt. Ngày nay, chúng ra thấy rất nhiều du khách nước ngoài cũng như du khách trong nước và người dân Hà Nội đi dạo quanh mặt hồ. Họ bàn tán, chụp hình và họ cảm thấy đễ chịu và vui vẻ,... Chắc chắn là thế! Không chỉ như vậy, còn có các cụ già ngồi chơi cờ, các bác, các cô tập thể dục để có sức khỏe. Những đứa trẻ cũng thường ra đây đùa nghịch, vui chơi, tận hưởng không khí thoáng mát.Từ Hồ Gươm, ta có thể thấy được những địa điểm nổi tiếng như : Bưu điện Hà Nội với chiếc đồng hồ cổ kính được gắn trên đỉnh, các khu phố cổ, tượng đài Lý Thái Tổ,...

Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm cảnh, hóng mát. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua bao thời kì đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn tri kỉ, một nhân chứng lịch sử quan trọng cũng như cầu Long Biên hay bất kì địa danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không chỉ thế, Hồ Gươm còn có vị trí quan trọng, nằm ở trung tâm Thủ đô, hồ càng trở nên quan trọng đối với mảnh đất nơi đây. Bởi vậy mà các sự kiện quan trọng của đất nước thường được tổ chức như: bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, tổ chức cuộc thi,... Đặc biệt đây còn là nơi để các bạn trẻ có thể nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp với người nước ngoài vì ở đây có rất nhiều du khách người nước ngoài.

Tuy không phải là hồ lớn nhất của thành phố nhưng Hồ Gươm đã gắn liền với đời sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố chật hẹp đã mở ra một khoảng không rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có rất nhiều cảnh đẹp. Hơn hết, hồ găn với lịch sử, là biểu tượng của sự khát khao hòa bình. Do vậy, nhiều nhà thơ đã lấy hình ảnh hồ làm nguồn cảm hứng sáng tác cho các tác phẩm của mình. Hồ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất là Võ An Ninh.

Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng lên nhiều kiệt tác kì vĩ nhưng ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn của Thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồ nước mênh mang, mơ màng ấy.. Hồ Gươm vừa là danh làm thắng cảnh vừa là di tích lịch sử và cũng là người bạn tri kỉ của người dân Hà Nội. Cho dù đã trải qua bao nhiêu chặng đường phát triển, Hồ Gươm vẫn giữ mãi giá trị của nó. Chính vì vậy, chúng ta cần bảo tồn và phát triển để giá trị của nó còn mãi với thời gian.


Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 2)

Dàn bài

1, Mở bài : 

- Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm.
- Ý nghĩa của Hồ Gươm.

2, Thân bài :

- Nguồn gốc 
+ Xây từ đời nào?
- Vị trí địa lí 
- Đặc điểm cấu tạo
+ Có mấy khu?
+ Đặc điểm của từng khu.....
- Giá trị văn hóa
+ Là nơi tham quan....
+ Là nơi tổ chức.......
+ Đem lại phong cảnh đẹp.....
- Ý nghĩa lịch sử.

3, Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm

Bài làm

Hà Nội - thủ đô văn minh của nước ta không chỉ có những món ăn ngon, những phong cảnh đẹp, những con người thanh lịch mà còn có những danh lam thắng cảnh, những khu di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất, có nhiều du khách tham quan nhất chính là Hồ Gươm. Hồ Gươm mang nhiều nét đặc sắc và riêng biệt của riêng mình, không những thế, nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc, giàu giá trị. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội. Nếu đã đến Hà Nội, bạn phải đến Hồ Gươm, là một công dân Việt Nam nói chung và là một người dân Hà Nội nói riêng, em rất tự hào và yêu thích hồ gươm.

Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết. tên hồ được gắn với truyền thuyết trả gươm của Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần Kim Quy đã giúp ta đánh đuổi và thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược, sự tích trả gươm cho rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay mọi người thường gọi thay cho cái tên "Hồ Thủy Lục" ngày xưa. Trên hồ có hai đảo nhỏ: đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỉ XIX, người ta dựng một ngôi đền trên đảo Ngọc và gọi là đền Ngọc Sơn thờ thánh Văn Sâm và Trần Hưng Đạo. Năm 1864, trên gò Ngọc Bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.

Hồ Gươm nằm ở nơi trung tâm Hà Nội, với diện tích khoảng 12 héc-ta, chiều dài Nam - Bắc, chiều rộng Đông - Tây là 200 mét. Hồ là một nhánh của sông Hồng, là hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội. Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa các khu phố cổ gồm các phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can,...với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Tràng Thi, Nhà Thờ,...

Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm còn gắn liền với các công trình kiến trúc như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc. Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIX, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa ( Quy Sơn ). Tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng dưới có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tần ba chỉ có một của hình vòm. Hồ có đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc, xưa có tên là Tượng Nhĩ, là mà tai voi. Sau này, được Lý Thái Tổ đổi tên thành Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác, chính là cây cầu cong màu đỏ rực, đó là cầu Thê Húc.- nghĩa là nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Ngoài những công trình trên, hồ còn có Tháp Bút, Đài Nghiên,... Vì vậy cũng có thể hiểu lí do hồ Hoàn Kiếm lại trở thành địa điểm du lịch ấn tượng, thu hút nhiều khách du lịch, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng của nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ, văn nghệ sĩ. Hơn thế nữa, hồ còn gắn liền với lịch sử một thời, là biếu tượng khát vọng hòa bình của toàn dân tộc.

Hồ Gươm là một quần thể di tích đáng trân trọng và bảo tồn nguyên vẹn. Ngày nay, cứ mỗi khi mặt trời lên tỏa ánh sáng lấp lánh xuống hồ, hồ Gươm trông thật là đẹp, từng làn sóng trôi dập dềnh được ánh nắng như được dát vàng. Còn khi hoàng hôn dần buông xuống, hồ lại có vẻ kiêu sa, cổ kính, hàng liễu bên hồ rũ xuống như những thiếu nữ đang soi gương, chải tóc. Vào mỗi buổi chiều, có rất nhiều người dân chạy và đi bộ quanh hồ để tìm sự yên tĩnh, hít thở không khí trong lành và cảm nhận được cái đẹp của hồ. Chúng ta có thể thấy rằng, sự ngự trị tinh thần của hồ Gươm vẫn không ngừng được khắc sâu vào lịch sử trong thành phố này. Nó vừa có ý nghĩa vật chất, vừa có ý nghĩa tinh thần, không ngừng tạo nguồn cảm hứng dồi dào và phát triển. Được xem là một trong những điểm tựa tinh thần hiếm hoi của người dân thành phố, hồ Gươm là nơi mà người ta vừa sống một cuộc sống hiện đại, vừa có thể nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai.

Nếu như các đô thị hiện đại ở phương Tây, những điểm nút đô thị được hình thành nên từ những công trình trọc trời hay là nơi tụ hội của cách mạng trước xã hội, những yếu tố dễ dàng xác định thì ngược lại, ở Hà Nội những điểm nút đó lại được hình thành nên từ những nét ngang không thể cảm nhận, từ những cái hồ mang đầy yếu tố lịch sử, mang đậm nét duyên dáng cần được bảo vệ, tuy nó không bộc lộ phô trương mà rất tinh tế, kín đáo gần như không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận từ chính tâm hồn của mình. Đây chính là một lí do quan trọng nhất để biến hồ Gươm thành nơi tham quan nổi tiếng ở Việt Nam. Là tấm gương phản chiếu tinh tế, Hồ Gươm là một khu di tích mang đậm ý nghĩa lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ôn cha ta. Là một người dân của thủ đô Hà Nội, em vô cùng tự hào về những danh lam thắng cảnh của nơi mình ở, đặc biệt là Hồ Gươm.

Những người biết lắng nghe sẽ thấy hồ Gươm cũng như các hồ khác ở Hà Nội vẫn không ngừng thốt lên những thông điệp sâu thẳm: "Chúng tôi là bộ khung của thành phố này, chúng tôi là cơ thể của thành phố này, chúng tôi là những cánh của đến với những biểu tượng, chúng tôi là những tấm gương phản chiếu tinh thần Hà Nội mà mọi người đều cảm nhận được nhưng không phải bao giờ cũng phô trương mà tinh tế và văn minh".

Là một học sinh của Hà Nội, một người dân của Hà Nội, em không chỉ cảm thấy tự hào mà còn vô cùng yêu thích hồ Gươm. Chúng ta, những người dân văn minh của Hà Nội cần phải phát huy vẻ đẹp của hồ Gươm nói riêng và tất cả những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử ở Hà Nội nói chung, bên cạnh đó, ta còn phải giữ gìn, trân trọng và bảo tồn vẻ đẹp ấy vì một thủ đô văn minh - thanh lịch. Một đất nước phồn vinh, hưng thịnh. Mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử mang đậm giá trị sâu sắc. Qua đó, em cũng có thể thấy rằng hò Gươm không chỉ đẹp, mang nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà còn là di tích mang đậm ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, tinh thần của thủ đô Hà Nội.

Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 3)


Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lich sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giạc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân sâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và goi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp,trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.

Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xunh quang cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục… họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước

Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 4)

Hà Nội! Không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm chính trị của nước nhà. Nó là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Nói đến Hà Nội, người dân Hà Nội, luôn có những hình ảnh đẹp đẽ trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Những địa danh, những hình ảnh, những địa điểm tại đất Thăng Long ai ai cũng muốn tham quan, được đi đến. Trong đó có Hồ Gươm.

Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy đã giúp nước ta thoát khỏi achs đô hộ của giặc Minh xâm lược. sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay "Hồ Hoàn Kiếm" ngày nay thay cho tên "Hồ Lục Thủy" ngày xưa. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo nên đổi tên thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864, trên gò Ngọc bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp bút được xây dựng

Hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội. Với diện tích 12 ha, nước hồ quanh năm xanh ngắt. Hồ có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ… với các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch như: Tràng Thi, Bảo Khánh, Nhà Thờ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu… Đến thăm Hồ Gươm, không thể không thấy hình ảnh tượng trưng của nó. Đó là tháp Rùa. Tháp Rùa được xây dựng nằm ở trung tâm hồ chịu ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng. Kiến trúc từng tầng khá giống nhau. Các mặt được xây dựng đều có cửa uốn thon gọn. Tháp Rùa được coi là kiến trúc có tính chất lịch sử và thiêng liêng đối với không chỉ người dân Hà Nội mà còn là cả con người Việt Nam. Đặc biệt, đến với Hồ Gươm thì hầu như ai cũng dành chút thời gian để bước chân lên chiếc cầu Thê Húc màu son dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất tạo vẻ đẹp cổ kính hài hòa cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên. Ngoài ra, Hồ Gươm còn gắn liền với các địa danh khác như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền thờ vua Lê…. Hồ Gươm đã cùng với thời gian trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Biết bao đời vua trị vì đã đến đây để thực hiện những nghi thức long trọng. Cũng bởi giá trị lịch sử của nó đối với Hà Nội và cả đất nước Việt Nam, mà Hồ Gươm đã trở thành điểm đến của biết bao du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Thủ đô. Không ai có thể phủ nhận giá trị kiến trúc cũng như giá trị lịch sử của Hồ Gươm.

Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm cảnh hữu tình hay hóng gió. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua biết bao thời kỳ đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn, một người tri kỉ, một chứng nhân lịch sử quan trọng của người dân Hà Nội. Cũng giống như cầu Long Biên hay bất kỳ một địa danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không chỉ bởi lẽ đó, Hồ Gươm còn có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với hà Nội. nằm ở trung tâm hà Nội lại nối các khu phố quan trọng với nhau đã khiên cho Hồ Gươm càng trở nên quan trọng đối với đất Thủ đô phồn hoa rực rỡ này. Bởi vậy mà các sự kiện quan trọng của đất nước thường được tổ chức và diễn ra tại đây. Chưa hết, do nước hồ trong xanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi hè đến. Ai cũng biết cái nóng của Hà Nội. Nhưng khi dừng chân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi cái nắng không thể làm vơi đi sự mát mẻ cũng như thoải mái nơi đây. Đây cũng là lí do vì sao, mỗi khi mùa hè đến, xung quanh Hồ Gươm thường rất đông người. Ngày nay, Hồ Gươm còn là điểm đến lí tưởng của các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên. Bởi lẽ, ở đây tập trung rất nhiều du khách nước ngoài. Chính vì thế, các bạn sinh viên năng động ngày nay thường đến đây để nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài của bản thân mình.

Tóm lại, Hồ Gươm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích líc sử, vừa là dấu ấn là tri kỉ của Hà Nội, người Hà Nội. Hơn hết, Hồ Gươm còn là địa điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi vui chơi học tập của mọi người. Hãy đến với Hồ Gươm, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì mà tôi nói. Hồ Gươm – một địa điểm tuyệt vời giữa lòng Hà Nội.

Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 5)


Nhắc đến hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm bỗng nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng: “Hồ Gươm xanh thẳm quanh bờ / Thiên thu hồn nước mong chờ bấy lâu”. Đây không chỉ là một trong những không gian văn hóa nhộn nhịp của thủ đô mà nó còn chứa đựng ,lưu giữ một thiên sử anh hùng của dân tộc. Nằm giữa trung tâm phồn hoa, trái tim của Hà Nội, Hồ Gươm chính là một danh thắng tự hào của người Hà Thành.

Hồ Gươm còn có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời từ cái thời màm sông Cái còn nằm sâu trong lòng đất. Hiện tượng sông lệch dòng rất thường xảy ra, dòng sông Hồng chuyển hướng chảy qua các phố như Hàng Đào, Hai Bà Trưng , Lí Thường Kiệt… rồi hình thành các phân lưu. Và dòng phân lưu rộng nhất chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ.

Hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều tên gọi, ngày xưa nó được gọi là hồ Lục Thủy vì dòng nước quanh năm xanh mát. Nhưng đến thế kỉ XV cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử, Rùa thần đòi gươm. Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ( 1417 -1422) Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông bắt được thanh gươm báu có tên Thuận Thiên. Thanh gươm này đã vào sinh ra tử với ông trong suốt những năm kháng chiến và giành được độc lập. Đến năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ trong một lần dạo chơi trên hồ Lục Thủy thì có một con rùa vàng nổi lên. Khi Vua tướm gươm mà chỉ thì rùa ngậm gươm và lặn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp rằng sau khi thành công thì sai rùa đến đòi nên hồ đã được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay còn là Hồ Gươm. Cũng có một thời gian sau này thời Trịnh- Nguyễn phân tranh Hồ được đổi tiên thành Hồ Vọng ngăn thành hai bên Tả Vọng và Hữu Vọng. Thế nhưng sau đó hồ Tả Vọng bị Tây lấp mất nên hồ còn lại bây giờ chính là Hồ Hoàn Kiếm.

Về vị trí Hồ Gươm nằm giữa các khu phố cổ của Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Tràng Thi, Tràng tiền, Hàng Bai…. Hồ có tổng diện tích khoảng 12ha là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên của thủ đô. Kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng khoảng 200m. Hồ không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử của thủ đô mà còn giúp điều hòa không khí, gắn liền với đời sống du lịch của con người nơi đây. Khi có dịp đến với Hồ Gươm bạn đừng nên bỏ qua những công trình kiến trúc nổi tiếng như Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn….

Tháp Rùa được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 từ năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 thì hoàn thành. Nó nằm ở giữa hồ, trên gò Rùa và mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Tháp gồm có 3 tầng như một vọng lâu, hai tầng đầu kiến trúc tương tự nhau có nhiều ô cửa vòm, chiều dài có 3 cửa còn rộng 2 cửa. Tầng 3 chỉ có một cửa vòm. Tháp Rùa cũng là nơi để Rùa phơi nắng và đẻ trứng, loài rùa này được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Mỗi khi rùa nổi lên thì sẽ ứng với một việc quốc gia đại sự.

Đền Ngọc Sơn nằm ở vị trí ngày xưa là đảo Ngọc. ở phía bắc của Hồ Gươm hay còn có tên gọi khác là Tượng Nhĩ ( tai voi). Sau này đến thời Lí Thái Tổ nó được đổi thành Ngọc Tượng và phải đến đời Trần mới thành Ngọc Sơn. Để bước vào đền bạn phải đi qua một cây cầu có tên là Thê Húc, cong cong màu đỏ rực. Và cây cầu này được xây dựng vào năm 1865 nhờ công của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu.

Bên cạnh những danh thắng nổi bật trên thì khi đến với Hồ Gươm bạn cũng đừng nên bỏ qua những địa danh như Tháp Bút, Đài Nghiên… Những công trình kiến trúc ấn tượng này đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. Một trong những biểu tượng khát vọng hòa bình của dân tộc.

Có thể nói Việt Nam là một đất nước rất giàu tài nguyên và thiên nhiên, được tạo hóa ban tặng cho những danh lam thắng cảnh kì vĩ. Thế nhưng Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm vẫn được xem là một trong những kiệt tác khó lu mờ trong lòng người dân. Nơi đây chính là nơi lưu giữ hồn cốt tinh hóa của cả dân tộc.


Thuyết minh về Hồ Gươm (mẫu số 6)

Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột — dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc — tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc. Hay Khuê Văn Các — viên ngọc minh châu kết tinh của một nền khoa học ngàn đời. Nhưng chúng ta vẫn nghe nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả. Nằm trong lòng Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, nơi đây có Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Đài Nghiên, Tháp Bút nhắc đến nền văn vật lâu đời. Chỉ với ba biểu tượng đó, hồ Hoàn Kiếm đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi!

Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng cho Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kì Tháng Long — Đông Đô - Hà Nội. Để đến tham quan Hồ Gươm, chúng ta có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ, Hồ Gươm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là nơi kết nối giữa các phô" cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch lại cách đây hơn một thế kỉ. Chắc hẳn chúng ta đều biết Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Cách đây hàng trăm năm về trước, Hồ Gươm ăn thông với sông Hồng, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phô" Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối,.. Từ thê" kỉ XIX, khi nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị, do sông Hồng đổi dâng nên Hồ Gươm chỉ còn là một sông nhỏ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Vì thê", để qua sông, người Pháp đã bắc một chiếc cầu bằng gỗ và dần dần san đất. Và ngày nay, nơi đó chính là phô" cầu Gỗ mà ai cũng biết.
Từ xưa đến nay, Hồ Gươm đã trải qua lịch sử với bao nhiêu tên gọi khác nhau. Cách đây khoảng sáu thê" kỉ, Hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phô" Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, rồi tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên trước kia Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục Thủy. Sau đó là cái tên Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Sau khi các triều đại chọn Thăng Long làm kinh đô, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân. Tương truyền vào thê" kỉ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi (1427). Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành thanh gươm, đặt tên là “Thuận Thiên” có nghĩa là “thuận theo ý trời”. Gươm báu đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chông giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm lịch 2010, khi Hà Nội kỉ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước... Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm — viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này...
Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc... Các bạn có biết màu xanh ấy là do đâu khống? Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sông của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?... Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người gây ra. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ và Nhà nước không có biện pháp làm sạch hồ thường xuyên nên đã làm cho nước hồ đục hơn và bên bờ hồ vương vãi những túi rác mà người dân đã vứt xuống. Điều đó sẽ dẫn đôn hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã không còn đẹp như trước nữa mà đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là những Cụ Rùa đã bị tổn thương vì môi trường quá bẩn. Ngày trước, Cụ Rùa chỉ nổi lên vào những dịp lễ, còn thời gian gần đây, Cụ Rùa nổi lên rất thường xuyên và mọi người đã nhìn thấy những vết thương trên thân Cụ Rùa. Có lẽ nào những người vứt rác xuống hồ không thể hiểu được những điều này? Và vài ba năm trước, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Tất cả chúng ta đều đã nhận thây một điều rằng, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực sự là nước hồ ngày càng bẩn thêm. Vi vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân, chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung.
Ở Hồ Gươm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Đài Nghiên và Tháp Bút được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1864. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “Viết lên trời xanh”, ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn được gọi là Đài Nghiên, trên đó có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, ba chân kê nghiên là hình tượng ba con ếch. Sở dĩ có ba con ếch đội là bởi vì nhà thơ Nguyễn Văn Siêu muốn nhắc chúng ta đừng kiêu căng rồi dẫn đến hậu quả khó lường như trong truyện ngụ ngôn Ech ngồi đáy giếng và Nguyễn Văn Siêu cũng muốn viết lên trời xanh khát vọng hòa bình, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Có một điểm đặc biệt giữa Tháp Bút và Đài Nghiên. Đó là vào những buổi trưa hè, nhìn từ cổng ngoài di vào có hai bức tường đứng hai bên, cả hai bức tường cao quý ấy đều khắc tên những người đỗ đạt, khiến cho các sĩ tử đi qua đều cố gắng học hành. Đi tiếp vào trong ta sẽ thấy cầu Thê Húc. cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và được sơn màu đỏ. cầu được thiết kế cong cong và uốn lượn như hình con tôm. cầu Thê Húc hướng về phía Đông, phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí và những tia nắng đầu tiên. Với ý nghĩa ấy, cây cầu mang màu đỏ — màu của sự sống, màu của hạnh phúc, của sự cao quý, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến ngày nay - cây cầu Thê Húc — đó chính là biểu tượng của thần Mặt Trời! Tên của cây cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Đi sâu vào trong, chúng ta sẽ đến với đền Ngọc Sơn linh thiêng. Ngôi đền được xây dựng trên đảo Ngọc. Cả khu đền được lợp ngói đỏ trông tươi tắn với hình ảnh cong cong trạm trổ tinh tế. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Xuân — vị thánh trụ trì việc văn chương khoa cử. Ngoài hiên có tủ kính với Cụ Rùa được đặt bên trong khi các nhà khoa học vớt lên vào những thập niên sáu mươi của thế kỉ XX. Cụ Rùa có tuổi thọ khoảng 500 - 600 tuổi. Không chỉ có một Cụ Rùa mà dưới Hồ Gươm còn có vài Cụ Rùa khác.
Hồ Gươm được du khách coi là một danh lam thắng cảnh. Quanh hồ là những loài cây trông lộng lẫy như: cây phượng, cây bằng lăng, cây liễu sư. Ngoài ra còn có nhiều loài hoa được trồng và được ghép thành hình chữ ở bên bờ hồ. Ngày nay, chúng ta đều thấy rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước và người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ. Họ chụp ảnh, họ bàn tán và họ cũng cảm thấy thanh thản... Chắc chắn là như vậy!... Bên Hồ Gươm không chỉ có du khách đi dạo, chúng ta còn thấy cả các cụ già ngồi chơi cờ, còn các bác, các cô thì tập thể dục cho cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Những đứa trẻ cũng thường ra bờ hồ đùa nghịch, vui chơi tận hưởng không khí thoáng mát. Từ Hồ Gươm, chúng ta cũng có thể nhìn được những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tể, Bưu điện Hà Nội với đồng hồ cổ kính được đặt ở trên nóc hay những khu phố cổ,... Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hồ Gươm đẹp thế nào, phong phú về màu sắc thế nào...
Rủ nhau xem cảnh Kiêm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiến, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
Hồ Gươm có thể từ nhiều thế kỉ trước, có thể có nhiều tên gọi nhưng với tôi, Hồ Gươm chỉ mới hơn mười ba tuổi. Dù có thế nào, Hồ Gươm mãi mãi là một phần trong trái tim tôi.

COMMENTS

Name

Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân,1,Văn mẫu lớp 8,7,Văn mẫu THCS,28,Văn mẫu THPT,1,
ltr
item
Top Văn Mẫu - Các bài văn mẫu hay nhất: Thuyết minh về Hồ Gươm
Thuyết minh về Hồ Gươm
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjKwPHv1obc9McsimMT3y2OzWJChzTi-30phHonOCs9BbBP6LeiBfDzEvBTZ1Cagr_EuyHBHMGVrVZC2adlGlv5BrrK_DT8eurnMiSWZ47ap28rCvgOAag_o_HgzD585ySRQwlLJMXNyrtC/s640/thuy%25E1%25BA%25BFt+minh+v%25E1%25BB%2581+h%25E1%25BB%2593+g%25C6%25B0%25C6%25A1m+1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjKwPHv1obc9McsimMT3y2OzWJChzTi-30phHonOCs9BbBP6LeiBfDzEvBTZ1Cagr_EuyHBHMGVrVZC2adlGlv5BrrK_DT8eurnMiSWZ47ap28rCvgOAag_o_HgzD585ySRQwlLJMXNyrtC/s72-c/thuy%25E1%25BA%25BFt+minh+v%25E1%25BB%2581+h%25E1%25BB%2593+g%25C6%25B0%25C6%25A1m+1.png
Top Văn Mẫu - Các bài văn mẫu hay nhất
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/2017/03/thuyet-minh-ve-ho-guom.html
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/2017/03/thuyet-minh-ve-ho-guom.html
true
7228481024098866112
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy