Kể về ngày hội trên quê hương em

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu số 1) Em sinh ra ở vùng nông thôn nên khá quen thuộc với các lễ hội dân gian. Hàng năm, c...



Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu số 1)

Em sinh ra ở vùng nông thôn nên khá quen thuộc với các lễ hội dân gian. Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, vào ngày mùng mười tháng giêng âm lịch, cả làng em lại háo hức mong chờ ngày hội làng truyền thống.

Lễ hội truyền thống được tổ chức trang trọng ở đình làng em. Mục đích của lễ hội hàng năm là để tưởng nhớ tới công ơn của các vị thần, vị thành hoàng làng đã có công trong việc khai dân lập ấp. Bà em kể lại rằng, xưa kia đất trong làng hiện tại chỉ là vùng đất hoang vu, cây dại mọc um tùm không người sinh sống. Thành hoàng làng là người đầu tiên về làng chiêu dân sinh sống rồi dần dần sinh con đẻ cái để làng được như ngày hôm nay.

Lễ hội làng em thường được tổ chức trong ba ngày mùng chín, mùng mười và mười một của tháng giêng âm lịch. Ngày chính hội là ngày mùng mười. Trước khi bắt đầu lễ hội hai ngày là thanh niên trong thôn đã tụ tập đông đủ để trang trí khắp các nẻo đường. Nào cờ tổ quốc, nào cột đèn được trang hoàng khắp nơi tạo nên một bức tranh đầy sắc màu. Tại sân đình nơi diễn ra lễ hội sẽ được chuẩn bị trước các khu như khu tế lễ, khu trò chơi dân gian, khu thể thao…Tất cả bà con dù già trẻ gái trai ai ai cũng nô nức đi xem hội. Những người con xa quê cũng thành kính nhớ về ngày hội quê hương. Hội làng em có rất nhiều hoạt động hay. Các hoạt động chính là hoạt động tâm linh như tế lễ và rước kiệu các vị thần, thành hoàng làng. Các hoạt động vui chơi như tổ chức thi bóng đá, bóng truyền giữa các họ. Rồi các hoạt động mà luôn thu hút được nhiều người tham gia như nhảy bao bố, đập niêu đất, đua thuyền, hát quan họ trên sông…Trẻ con chúng em thì rất thích mỗi dịp lễ hội lại được bố mẹ cho đi chơi đu quay. Tối đến, cả làng lại cùng nhau tụ tập nơi sân đình để thưởng thức văn nghệ do chính những người dân trong thôn biểu diễn. Tiếng nói cười, tiếng hò reo, tiếng gọi nhau í ới mỗi dịp lễ hội mang lại một bầu không khí vui vẻ, phấn khởi.

Em rất yêu thích lễ hội truyền thống làng em mỗi dịp xuân về. Đó là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa của làng quê Việt cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa. Hội làng cũng mang lại cho em những ký ức tốt đẹp mà sau này dù có đi xa em cũng vẫn luôn nhớ về.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu số 2)

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.

Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.

Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.

Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.

Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu số 3)

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. 

"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. 

Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. 

Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. 

Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. 

Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. 

Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

Kể về ngày hội trên quê hương em (mẫu số 4)

Mong mỏi mãi, năm nay em mới được cha mẹ cho đi một chuyến hành hương về cội nguồn đi thăm đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. 

Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.

Đúng là một ngày hội: các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo có nẹp đỏ cổ kính thời xưa theo đoàn rước kiệu về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây cối um tùm. Rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường.

Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người với chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây. Muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi. Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18. 

Lên cao nữa là đến đền Hạ, theo cô thuyết minh, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng. Người con cả ở lại làm vua Hùng. Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Thêm 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất.

Giỗ Tổ vào mùa xuân, tiết trời đẹp nhất trong năm nên không khí lễ hội thật tấp nập. Những người con đất Việt đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ. Bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn của dân tộc mình.

Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ. Nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui. Ai ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.

Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu: 
Vua Hùng một sớm đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời tuy nhiên cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em đã được về với đất Tổ có từ mấy nghìn năm và tự hào về nguồn cội của mình. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa.

COMMENTS

Name

Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân,1,Văn mẫu lớp 8,7,Văn mẫu THCS,28,Văn mẫu THPT,1,
ltr
item
Top Văn Mẫu - Các bài văn mẫu hay nhất: Kể về ngày hội trên quê hương em
Kể về ngày hội trên quê hương em
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgdOHkM76a3aH6xlai1Xqb575dj8vCvdU0VQGu8m0oLrpfGcaK2KJ5YQGrMFYKuwVhP75O0yvXfqBXz1y-EqCALuYpjHCBqB-HgO0QwpdvMX4Xiz2Ew8AakVcPD3xXbnEJhY1Y_5EgY_54/s640/3-bai-van-hay-lop-3-ke-ve-mot-ngay-hoi-o-que-em-hinh-anh-30779-12.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgdOHkM76a3aH6xlai1Xqb575dj8vCvdU0VQGu8m0oLrpfGcaK2KJ5YQGrMFYKuwVhP75O0yvXfqBXz1y-EqCALuYpjHCBqB-HgO0QwpdvMX4Xiz2Ew8AakVcPD3xXbnEJhY1Y_5EgY_54/s72-c/3-bai-van-hay-lop-3-ke-ve-mot-ngay-hoi-o-que-em-hinh-anh-30779-12.jpg
Top Văn Mẫu - Các bài văn mẫu hay nhất
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/2018/10/ke-ve-ngay-hoi-tren-que-huong-em.html
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/
https://tranggiaytrangnet.blogspot.com/2018/10/ke-ve-ngay-hoi-tren-que-huong-em.html
true
7228481024098866112
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy